Thủ tục thành lập công ty kinh doanh bất động sản- Ngày nay, đặc biệt là trong giai đoạn 2018-đầu 2019, khi mà thị trường kinh doanh bất động sản có dấu hiệu khởi sắc và ngày càng nóng dần lên theo từng ngày, sau thời điểm 2011-2014 được coi là thời kì vỡ bong bóng bất động sản. Hàng loạt các công ty kinh doanh bất động sản được hình thành.
Hiểu được nhu cầu đó, Hãng luật Pazpus xin cung cấp tới khách hàng thông tin về việc thành lập công ty kinh doanh bất động sản qua bài viết dưới đây.
I. THẾ NÀO LÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 định nghĩa khái niệm như sau: Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
II. ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CÔNG TY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Công ty sau khi thành lập muốn hoạt động được ngành nghề kinh doanh bất động sản thì phải đảm bảo các điều kiện cụ thể sau đây:
1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
3. Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh bất động sản
III. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP
1. Nhà đầu tư là cá nhân: 01 Bản sao y nhà nước chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật ;
2. Nhà đầu tư là tổ chức:
- 01 bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- 01 Bản sao y nhà nước chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền phần vốn góp.
IV. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY BAO GỒM:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định)
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/ cổ đông doanh nghiệp (nếu có)
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/CMND/ Hộ chiếu ( đối với trường hợp là cá nhân)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
- Giấy chứng đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
THỜI GIAN TIẾN HÀNH: 3-5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN: Sở Kế hoạch và Đầu tư
V. THỦ TỤC SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thông thường bước công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thường được tiến hành song song với thời điểm nộp hồ sơ và đóng 300 000 phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm đó.
Nếu doanh nghiệp quên chưa tiến hành bước công bố này thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1.000.000-2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố nội dung trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức, nội dung, số lượng con dấu mà không cần phải tuân theo mẫu dấu do Bộ Công An ban hành như trước.
Sau khi khắc dấu doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ và thông báo mẫu dấu có hiệu lực trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Mở tài khoản ngân hàng
Sau khi mẫu dấu có hiệu lực, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ tiến hành mở tài khoản ngân hàng.
4. Mua chữ ký số và kê khai thuế môn bài
Kể từ năm 2019, các doanh nghiệp mới thành lập đều phải tiến hành mua chữ ký số để kê khai thuế chứ Chi cục thuế không nhận tờ khai thuế bản giấy nữa.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế thông qua tờ khai lệ phí môn bài và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
5. Mua hóa đơn điện tử
Kể từ năm 2019 các doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử, không sử dụng hóa đơn giấy. Do đó, để có thể sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp tiến hành nộp quyết định phát hành hóa đơn lên chi cục thuế và 2 ngày kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn doanh nghiệp được tự do phát hành hóa đơn.
6. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở
Theo quy định trên, doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu doanh nghiệp. Khi công ty bạn đặt biển hiệu công ty thì phải đảm bảo các nội dung quy định trên cũng như đảm bảo việc đặt biển không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Luật Doanh nghiệp 2014
2. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp
3. Thông tư 02/2019/BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
4. Nghị đinh 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài
5. Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định vê xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoach và đầu tư.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Sử dụng Dịch vụ tại Pazpus, yêu cầu của Quý khách hàng sẽ được đảm bảo trên cơ sở pháp lý vững chắc!.
Gọi cho chúng tôi !
Xin cảm ơn!.